Cây cát lồi 1

Cát lồi – Mía dò

Costus speciosus

Đặc điểm hình thái:

– Cơ quan sinh dưỡng:

+ Rễ: Rễ chùm.

+ Thân: Thân cỏ, mọc thẳng, có thể cao tới hơn 2m, có khi phân cành.

+ Lá: Lá đơn, có bẹ, mọc cách, gân lá hình cung, lúc non xếp thành hình xoắn ốc, có lông.

– Cơ quan sinh sản:

+ Hoa: Cụm hoa hình bông, mọc ở ngọn thân. Hoa màu trắng hoặc màu đỏ, lá bắc màu đỏ.

+ Quả: Quả nang, chứa nhiều hạt

+ Hạt: nhỏ, màu đen. Mùa ra hoa khoảng tháng sáu đến tháng tám, ra quả khoảng tháng chín đến tháng mười một.

– Thuộc ngành thực vật Hạt kín, nhóm Một lá mầm.

Công dụng:

– Làm cảnh.

– Làm dược liệu:

+ Bộ phận có thể dùng được của cây cát lồi là: thân rễ, được thu hái quanh năm, thường cất giữ bằng cách phơi hoặc sấy khô. Cát lồi còn dùng được cả ngọn và cành non. Thân và lá thường dùng làm thuốc, đọt có thể ăn được.

+ Cây cát lồi có nhiều công dụng hữu ích như: chống viêm, chữa các bệnh như sốt, đái buốt, đái vàng, thấp khớp, đau lưng, đau dây thần kinh. Ngọn và cành non còn tươi nướng, giã, vắt lấy nước nhỏ tai chữa viêm tai, làm mát gan, giảm đau nhức. Về mặt khoa học, chưa có công trình nghiên cứu để xác định rõ phạm vi chữa bệnh.