Công viên văn hóa Đầm Sen hiện đang bảo tồn 1 cặp gấu ngựa tại vườn thú ở khu B. Loại gấu này còn gọi là Gấu đen Tây Tạng, Gấu đen Himalaya, hay gấu đen châu Á. Đây là loài gấu kích thước trung bình, vuốt sắc, màu đen với hình chữ “V” đặc trưng màu trắng hay kem trên ngực. Loài gấu này có quan hệ họ hàng rất gần với gấu đen Mỹ, người ta tin rằng chúng có chung nguồn gốc tổ tiên ở châu Âu.
Mục lục
Phân bố gấu ngựa trên thế giới
Gấu ngựa sinh sống từ đông sang tây châu Á. Đặc biệt là vùng rừng đồi núi ở Đông Á và Nam Á, bao gồm một dải từ Afghanistan, Pakistan, sang bắc Ấn Độ, Nepal, Sikkim, Bhutan, Đông nam Á, đến tận đông bắc Trung Quốc, và cả Đài Loan, Nhật Bản. Chúng có thể sống ở độ ca 3.000 m. Có nơi, chúng sống chung với gấu nâu (loài gấu to khỏe hơn).
Gấu ngựa leo trèo giỏi, có thể lấy hoa quả và các loại hạt trên cây cao. Cũng có khi gấu ngựa sống ở nơi cùng gấu trúc như khu bảo tồn Ngọa Long, Trung Quốc. Nòi gấu ngựa tìm thấy ở Đài Loan là nòi gấu đen Đài Loan.
Đặc điểm của gấu ngựa
“Gấu đen Tây tạng” thân dài khoảng 1,30 – 1,90 m. Con đực nặng 110 – 150 kg. Còn con cái nhẹ hơn, khoảng 65 – 90 kg. Tuổi thọ của chúng khoảng 25 năm.
Loài gấu đen Châu Á này là loài ăn tạp, chúng ăn các loại hoa quả, quả mọng, cỏ, hạt, quả hạch, động vật thân mềm, mật ong và thịt (cá, chim, động vật gặm nhấm cũng như các động vật có vú nhỏ hay xác súc vật). Tuy nhiên, cũng như những cá thể khác trong họ nhà Gấu ngày nay, hạt quả và cỏ đã không còn khả thi trong khẩu phần thức ăn của chúng, bởi các tác hại của tật ăn tạp. Ngoài ra, chúng cũng ăn thịt (nhiều hơn gấu đen Mỹ), nhưng chỉ là một phần nhỏ trong khẩu phần ăn của chúng.
Gấu ngựa còn được biết đến là loài gấu hung hăng với con người (hơn nhiều so với gấu đen Mỹ); có rất nhiều ghi chép về các cuộc tấn công gây thương vong của gấu ngựa. Chủ yếu là do gấu ngựa sống gần với con người, và tấn công khi nó bị giật mình.
Gấu ngựa được đưa vào sách đỏ của IUCN (Hiệp hội bảo tồn thế giới). Chúng bị đe dọa chủ yếu do phá rừng và mất chỗ sinh sống. Ngoài ra, việc đe dọa đối với gia súc, và tập tính hay bóc vỏ cây của chúng làm giảm giá trị của cây trồng gia cầm khiến chúng cũng bị nông dân tiêu diệt. Một vấn đề khác là chúng bị săn để lấy mật, phục vụ cho y học Trung Hoa. Trung Quốc đã cấm việc săn bắt gấu ngựa (từ những năm 1980), nên mật gấu hiện nay đều lấy từ các trại nuôi gấu đặc biệt. Ở đó gấu bị nuôi nhốt và bị hút mật bằng ống tiêm sau gây mê.
Gấu ngựa bị săn bắt như thế nào
Ngày nay, gấu ngựa chỉ được săn bắt hợp pháp ở Nhật Bản và Nga. Ở Nga, 75–100 con được săn bắt hàng năm, tuy nhiên con số không chính thức là 500 mỗi năm. Môn thể thao săn gấu ngựa của người Nga được hợp pháp hóa năm 2004. Theo một bài viết năm 2008 đăng trên The Sun, Câu lạc bộ săn bắt slavơ của Nga cung cấp dịch vụ chuyến đi săn 4 ngày đảm bảo bắt được gấu với chi phí £16.000. Bài báo chỉ ra rằng khách hàng nhận được giấy phép săn gấu ngựa bao gồm những người từ Anh, Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan và Phần Lan.
Tại Việt Nam nạn săn bắt gấu ngựa để lấy mật gấu đã gây ra nạn hàng trăm con gấu bị nhốt trong cũi và đặt ống vào bụng để rút mật. Ước tính vào năm 2005, Việt Nam có 4.500 con gấu nuôi trong cũi với mục đích này. Song vì giá mật ngày càng giảm, chủ nuôi không có lời nên hàng trăm con bị bỏ đói cho chết, rồi đem xẻ thịt. Thịt gấu và tay gấu được dùng trong Đông y. Tính đến năm 2018 thì không tới 800 con vẫn bị nhốt để lấy mật ở Việt Nam.
Vì sao gấu ngựa lại bị lấy mật
Mật gấu còn gọi là hùng đởm, tên khoa học: Fel ursi, thuộc họ gấu (Ursidae).
Thành phần hóa học: Mật gấu có muối kim loại và các acid cholic, cholesterol, sắc tố mật như bilirubin.
Tác dụng: Tính vị, qui kinh, vị đắng. Tính hàn, vào 3 kinh: Tâm, can và vị; thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, đinh nhĩ, ác thương, chữa đau răng, viêm mắt, hoàng đản, lỵ, hồi hộp, chân tay co quắp, đau dạ dày, giúp tiêu hóa, sỏi mật, gãy xương. Đặc biệt mật gấu ngựa có tác dụng chữa bệnh xơ gan, do có chứa axit ursodeoxycholic (UDC) (20% trọng lượng), khác với mật gấu chó gần như không có UDC mà chỉ có axit chenodeoxycholic (CDC).