Cây Sanh 1

Da sanh

Ficus benjamina L

Đặc điểm hình thái

– Cơ quan sinh dưỡng:

+ Rễ: Rễ cọc. Cây Sanh có rất nhiều rễ phụ mọc nhiều từ các cành lớn hoặc thân buông thả xuống đất. Các rễ này cùng với rễ mọc từ đất là bộ phận lấy chất dinh dưỡng cùng nước để nuôi cây. Rễ thường mọc nhiều và nhanh trong mùa mưa.

+ Thân: Là cây thân gỗ, kích thước thay đổi tùy vào môi trường sống. Cây có chiều cao từ 15-20m. Trong điều kiện tự nhiên, cây có thể đạt chiều cao đến 30m. Cây có khả năng phân cành cao, cành nhánh nhiều, mọc ngang dễ uốn. Toàn cây Sanh có nhựa mủ, chất sáp và acid cerotic.

+ Lá: Lá đơn, mọc cách, gân lá hình mạng. Lá cây có hình trái xoan, với màu xanh đậm. Lá nhẵn cả hai mặt; dài từ 3-9cm, rộng 2-6cm, cuống dài 12-20mm. Lá Sanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao; tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê.

– Cơ quan sinh sản:

+ Hoa, quả, hạt: Hoa sanh (hoa si, hoa sung) là dạng đặc biệt, thực ra quả sanh (quả si, quả sung) là đài hoa bao bọc các cánh hoa và nhị hoa bên trong nên khi bổ quả sung ra soi dưới kính lúp ta thấy rất rõ các cánh hoa, vòi nhụy và nhị hoa.

– Thuộc ngành thực vật Hạt kín, nhóm Hai lá mầm.

Công dụng:

– Cây Sanh có tán lá xanh mát, đẹp mắt. Thường được trồng làm cây cảnh quan, cây bóng mát trồng trong công viên công sở, bệnh viện; khu dân cư đô thị, trồng ở đường phố hay tạo cảnh quan cho sân vườn biệt thự