Công viên Văn hóa Đầm Sen sẽ ra mắt tượng Hai Bà Trưng vào ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2019). Đây là tác phẩm thứ 3 trong quần thể đền thờ vua Hùng của CVVH Đầm Sen.

Tượng Hai Bà Trưng được thạc sĩ – nghệ nhân Phạm Văn Út (nguyên giảng viên trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đồng Nai) thực hiện. Cùng với sự góp ý của lãnh đạo, các giáo sư, tiến sĩ thuộc Viện Lịch sử Dòng họ. Tượng dựng trên quảng trường vua Hùng của CVVH Đầm Sen. Nơi đây cũng vừa khánh thành tượng vua Hùng vào ngày giỗ tổ vừa qua. Tổng thể tượng Hai Bà Trưng cao 2 mét, trong đó phần thân tượng cao 1,5 mét. 

Hình ảnh Hai Bà Trưng có hơi khác so với các mẫu tượng thường thấy trước đây. Nghệ nhân Phạm Văn Út cho biết, để thực hiện tác phẩm này, ông phải nghiên cứu nhiều tư liệu. Chẳng hạn, hai bà giỏi cung kiếm, thì đường nét “chân yếu tay mềm” là không hợp lý. Thế nhưng, hai bà lại là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, thì các đường nét tay chân quá thô lại khó chấp nhận.

Điêu khắc gia Phạm Văn Út và tác phẩm tượng Hai Bà Trưng tại CVVH Đầm Sen

 

Điêu khắc gia Phạm Văn Út và tác phẩm tượng Hai Bà Trưng tại CVVH Đầm Sen

Theo truyền thuyết ghi lại, hai bà Trưng là chị em sinh đôi, vào năm 14 đầu Công nguyên. Là con gái Lạc tướng Mê Linh, đất bản bộ cũ của vua Hùng. Vì thế, khuôn mặt hai vị nữ anh hùng được khắc họa giống nhau. Đường nét vừa phúc hậu, vừa nghiêm nghị. Phần mão của hai bà cũng được thể hiện theo đường nét Âu lạc. Về trang phục, hai bà được khắc họa với bộ áo choàng giáp.

Theo Đại Việt Sử Ký toàn thư (ngoại kỷ, quyển 3), trước giờ khởi nghĩa, có người đã xin nữ chủ tướng cử tang Thi Sách, và mặc tang phục. Nhưng bà Trưng Trắc đã đặt nợ nước lên trên thù chồng, nói rằng: “Việc chiến trận phải quyền biến. Nếu ta tự làm tiều tụy thì nhuệ khí ắt tan theo. Ta sẽ mặc giáp phục đẹp đẽ uy nghi để dân trông thấy thì phấn khích, mà giặc trông thấy thì kinh hoàng”. Chính vì thế, trang phục của hai bà Trưng được khắc họa trong bộ choàng giáp uy nghi mạnh mẽ.

tượng Hai Bà Trưng ở Đầm Sen

 

Gương mặt Hai Bà Trưng được đặc tả vừa khí phách vừa nhân hậu

Việc bổ sung tượng Hai Bà Trưng vào quần thể tượng ở quảng trường vua Hùng, cũng không nằm ngoài hoạt động mang tính giáo dục mà CVVH Đầm Sen hướng tới. Vừa qua, CVVH Đầm Sen được Sở Giáo dục TP.HCM chọn là một trong những điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho các tiết học ngoài nhà trường cấp THCS.

Đầm Sen sẽ khánh thành tượng Hai Bà Trưng ngày 20/10 1

Cũng nhân dịp khánh thành tượng Hai Bà Trưng, và kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam vào ngày 20/10, CVVH Đầm Sen miễn vé cổng, và giảm 50% vé trọn gói cho du khách nữ mặc áo bà ba, hoặc áo dài. Bên cạnh đó, CVVH Đầm Sen cũng tổ chức chương trình nghệ thuật cho sự kiện này. Các nghệ sĩ tham dự như NSUT Thanh Hằng qua trích đoạn “Tiếng trống Mê Linh”; NSND Thanh Ngân với ca cảnh “Tự hào Phụ nữ Việt Nam”; trình diễn vũ đạo tái hiện hình ảnh kiệt suất của những nữ anh hùng nước Việt. Đặc biệt là phần biểu diễn tranh ngược kính của của kỷ lục gia thế giới Đoàn Việt Tiến.

Đầm Sen sẽ khánh thành tượng Hai Bà Trưng ngày 20/10 2